Biến thể AK-630

Pháo AK-630 CIWS có thể được lắp đặt một mình hoặc được tích hợp trong các hệ thống khác như Kashtan CIWS.

AK-630

Phiên bản đầu tiên, được thiết kế năm 1963 và chính thức được sử dụng năm 1976. Được thử nghiệm năm 1964 và sau này được tích hợp thêm hệ thống kiểm soát radar.

AK-630M

Phiên bản hiện đại hóa của AK-630, đây là phiên bản được sử dụng rộng rãi hiện nay. Được nghiên cứu từ năm 1979 và sử dụng sau vài năm. AK-630M được lắp đặt trên nhiều loại tàu chiến ví dụ như Lớp tàu hộ vệ Gepard hay Tàu tên lửa lớp Molniya...

AK-306

Một phiên bản khác của AK-630M đã được phát triển cho việc tấn công các mục tiêu nhỏ nhẹ và hệ thống này đã được đặt tên AK-306. Bên ngoài, nó làm mát bằng không khí. AK-306 có thể được phân biệt với AK-630 bởi AK-630 được làm mát bằng nước (một chiếc khung hình trụ bao quanh cụm nòng AK-630). Bên trong, AK-306 (A-219) sử dụng điện tự động, thay vì sử dụng ống xả. Phiên bản đầu cũng thiếu radar kiểm soát, chỉ có quang học dẫn đường, sau này nó điều khiển bởi hệ thống kiểm sáot hỏa lực A-213-Vympel-A A-219. AK-306 thường được lắp đặt trên Tàu tuần tra cao tốc Mirage.

AK-630M1-2

Là phiên bản nâng cấp cao hơn của AK-630M với việc lắp đặt 2 pháo 6 nòng vào 1 tháp pháo giúp tăng gấp đôi tốc độ bắn (10.000 viên/phút), được nghiên cứu vào năm 1983 với biệt danh "Roy". Tháng 3 năm 1984, phiên bản thử nghiệm đầu tiên được sản xuất. Việc lắp đặt nó trên tàu chiến có vẻ khó khăn và đến năm 1987 mới hoàn thành. Tàu tên lửa P-44 lớp 2066 của Hạm đội Biển Đen đã được lựa chọn để lắp đặt hệ thống pháo đôi nhiều nòng AK-630M1-2 "Roy". Trên P-44, AK-630M1-2 đã được thử nghiệm đầu tiên vào mùa hè năm 1989. Từ đó, AK-630M1-2 chính thức được sử dụng. Cũng từ đây mà người ta dựa trên AK-630M1-2 để phát triển ra tổ hợp Kashtan CIWS có khả năng phòng vệ còn tốt hơn khi được tích hợp tên lửa.

Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007 "Tulamashzavod", một phiên bản mới của AK-630M1-2 đã được ra mắt trước công chúng với tên gọi AK-630M2 "Duet". Nó có rất nhiều khác biệt về hình dáng so với "Roy". Đặc biệt là tháp pháo, có cấu tạo đầy góc cạnh thay vì tháp tròn của "Roy". Tháp pháo mới này cho phép nó biến mất trước sóng radar đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tấn công.

Năm 2012, Tàu đổ bộ lớp Ivan Gren - một lớp tàu mới của Nga cũng được lắp đặt pháo AK-630M-2.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: AK-630 http://www.navweaps.com/Weapons/WNIT_4cm-70_Breda.... http://www.navy.mil/navydata/fact_display.asp?cid=... http://chaobuoisang.net/Ph%C3%A1o+h%E1%BA%A1m+AK-6... http://www.indian-military.org/navy/ordnance/close... http://flotprom.ru/publications/actual/prenatalsca... http://topwar.ru/89270-prover-pyatiminutnye-korabl... http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Phao-ham... https://web.archive.org/web/20120227055856/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:AK-630...